Apricot kernel oil
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Apricot Kernel Oil là gì?
Apricot Kernel Oil là loại dầu được chiết xuất từ hạt của trái mơ. Trong trái mơ có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin A, C, E, kali, axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic là những chất béo tốt cho sức khỏe và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Công dụng của axit oleic (omega 9):
-
Mang lại cho da sự mềm mại, rạng rỡ;
-
Kích thích tóc mọc dày, dài và chắc khỏe, loại bỏ gàu;
-
Hạn chế lão hóa da, ngăn nếp nhăn và đường nhăn hình thành;
-
Tăng cường khả năng miễn dịch; chống oxy hóa;
-
Ngừa viêm khớp, cứng và đau khớp.

Công dụng của axit linoleic (omega 6):
-
Dưỡng ẩm và thúc đẩy tóc phát triển;
-
Hỗ trợ chữa lành vết thương;
-
Chống viêm;
-
Cải thiện tình trạng mụn trứng cá và giảm nguy cơ bùng phát mụn cho da;
-
Làm cho dầu loãng hơn khi sử dụng trong hỗn hợp tinh dầu, điều này có lợi cho làn da mụn.
Công dụng của axit alpha-linolenic (omega 3):
-
Giảm viêm;
-
Kiểm soát tình trạng đông máu trên da;
-
Cải thiện triệu chứng đau cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho khớp.
Công dụng của axit palmitic:
-
Là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất;
-
Làm mềm da và tóc mà không để lại nhờn hoặc bết dính.
Công dụng của axit stearic:
-
Làm sạch da, tóc bằng cách loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn dư thừa;
-
Là chất nhũ hóa lý tưởng liên kết nước và dầu trong sản phẩm chăm sóc da;
-
Giúp sản phẩm giữ được hiệu quả khi bảo quản trong thời gian dài;
-
Bảo vệ tóc, dưỡng tóc;
-
Làm mềm da.

Công dụng của vitamin A:
-
Giúp da được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời;
-
Hạn chế lão hóa da; kích thích tăng sinh collagen; tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, mang lại làn da khỏe mạnh, săn chắc;
-
Giúp vết thương mau lành;
-
Cân bằng màu da, làm sáng da, đồng thời giúp giải quyết những đốm đen không mong muốn;
-
Giúp làm hạn chế hình thành và tiết dầu trên da, lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa mụn.
Công dụng của vitamin E:
-
Có đặc tính chống oxy hóa, giúp hạn chế lão hóa cũng như thúc đẩy tuần hoàn;
-
Giúp chữa lành làn da bị sẹo, mụn;
-
Ngăn ngừa mất độ ẩm từ da và tóc;
-
Giúp lỗ chân lông sạch sâu, thông thoáng và cân bằng sản xuất dầu.
Từ những lợi ích từ thành phần chứa trong Apricot Kernel Oil mà loại dầu này được sử dụng nhiều trong công thức mỹ phẩm, giúp làn da được mềm mại, mềm mượt, nhất là với làn da đã lão hóa hoặc có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó, Apricot Kernel Oil cũng được dùng trong điều trị các khối u và các vết loét, dịu tình trạng da tổn thương như eczema, vảy nến, viêm da dị ứng.

Có hai loại dầu hạt quả mơ:
-
Mỹ phẩm: Chỉ dùng cho các sản phẩm da và tóc.
-
Thực phẩm: Dùng trong nấu nướng tương tự dầu hạnh nhân.
Điều chế sản xuất
Apricot Kernel Oil được sản xuất bằng cách sử dụng dung môi để chiết dầu ra hoặc phương pháp ép lạnh. So với sử dụng dung môi, phương pháp ép tốt hơn vì nó không làm thay đổi các hợp chất hóa học trong dầu.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Hydrogenated lecithin soybean là gì?
Lecithin là một hỗn hợp tự nhiên của các diglycerid của stearic, palmitic, và axit oleic, liên kết với este choline của axit photphoric, thường được gọi là phosphatidylcholine. Hydrogenated Lecithin là sản phẩm của quá trình hydro hóa Lecithin có kiểm soát. Các lớp kép của các phospholipid này trong nước có thể tạo thành liposome, một cấu trúc hình cầu, trong đó các chuỗi acyl nằm bên trong và không tiếp xúc với pha nước. Lecithin và Hydrogenated Lecithin được sử dụng trong một số lượng lớn các công thức mỹ phẩm như các chất dưỡng da - các chất khác và như các chất nhũ hóa chất hoạt động bề mặt
Điều chế sản xuất Hydrogenated lecithin soybean
Hydrogenated Lecithin soybean là một nguyên liệu thô, sự xuất hiện của lecithin hydro hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn. Nó có thể được sản xuất tổng hợp hoặc có thể có nguồn gốc từ động vật (lòng đỏ trứng là một nguồn) hoặc thực vật.
Các mô tả Hydrogenated Lecithin soybean có từ dạng bột màu trắng đến màu be xám.
Hydrogenated Lecithin soybean là hoạt chất mỹ phẩm, các phospholipid tự nhiên được phân lập từ hạt đậu nành cung cấp các axit béo thiết yếu là axit linoleic và axit linolenic.
Hydrogenated Lecithin soybean được phân lập từ hạt đậu nành
Cơ chế hoạt động
Hydrogenated Lecithin soybean là một phospholipid được sản xuất bằng cách hydro hóa có kiểm soát thành phần phục hồi da lecithin. Hydrogenated Lecithin soybean đóng một vai trò để hóa lỏng lớp sừng và là chất tăng cường thâm nhập (phosphatidylcholine đậu nành) hoặc hoạt động như các hợp chất tăng cường chức năng hàng rào da (phosphatidylcholine đậu nành hydro hóa), là công thức một hộp công cụ có giá trị để thiết kế các sản phẩm mỹ phẩm tối ưu.
Cơ chế hoạt động của Hydrogenated Lecithin soybean là hòa tan tốt các vitamin A, D, E, K. Lecithin tinh chiết từ đậu nành là một loại phospholipid là một loại chất béo, góp phần tạo nên vị béo đặc trưng của sữa đậu nành nhưng không phải là hương đậu nành.
Calcium Pantothenate là gì?
Calcium Pantothenate (còn được gọi với tên D-Calcium Pantothenate, Vitamin B5, API Pantothenate) là dạng muối canxi của vitamin B5, có tính ổn định cao.
Như chúng ta đều biết, vitamin B5 rất quan trọng đối với sức khỏe con người, tạo ra các tế bào máu, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Bên cạnh đó, vitamin B5 còn vô cùng hiệu quả trong việc mang lại sức khỏe tuyệt vời cho làn da. Các nhà sản xuất rất ưu ái khi đưa vitamin B5 vào trong các loại mỹ phẩm, dược liệu để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Calcium Pantothenate tan được trong nước. Chúng ta có thể tìm thấy Calcium Pantothenate trong nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật. Calcium Pantothenate tham gia điều chỉnh nhiều quá trình sinh lý, xây dựng sức khỏe tổng thể cho cơ thể.
Trong mỹ phẩm chăm sóc da hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp hai thành phần là Calcium Pantothenate và Panthenol (Pantothenol). Chúng đều là vitamin B5 nhưng lại khác nhau về công dụng.
Nếu Panthenol thích hợp cho người da mặt khô ráp, thô cứng, sần sùi kém láng mịn thì Calcium Pantothenate là chọn lựa hiệu quả đối với người có làn da bị mụn viêm nhiều; da tổn thương cho kem trộn/rượu rễ cây/thuốc bắc kém chất lượng; da nhạy cảm (yếu/mỏng/đỏ/kích ứng).
Điều chế sản xuất Calcium Pantothenate
Calcium Pantothenate là một chất tổng hợp được làm từ acid pantothenic.
Cơ chế hoạt động của Calcium Pantothenate
Hệ thống cơ thể người sẽ sử dụng Calcium Pantothenate (axit pantothenic, chất liệu thô) để tạo ra năng lượng và phá vỡ carbohydrate và chất béo. Con người và động vật cần Calcium Pantothenate (API Pantothenic, nguyên liệu thô) để thực hiện một số chức năng hệ thần kinh bình thường.
Fragrance là gì?
Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm. Thuật ngữ này chỉ có một cách giải nghĩa duy nhất là chất có khả năng tạo mùi hương hay hương thơm tổng hợp.
Theo một số thống kê, Fragrance xuất hiện trong rất nhiều các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các mặt hàng về quần áo, đồ chơi và ngay cả thực phẩm cũng vậy. Có thể nói, mức độ sử dụng của Fragrance là rất lớn, hầu như nhà sản xuất nào cũng liệt kê nó vào danh sách những thành phần không thể thiếu, cả trong quá khứ và hiện tại cũng vậy.

Sự phổ biến của fragrance mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nó.
- Fragrance thiên nhiên: Nó có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên. Nó có công dụng lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có thẻ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Trong mỹ phẩm nếu bạn thấy có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
- Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Hai cái tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance). Fragrance có mặt trong hầu hết các sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da.
Loại sản phẩm của bạn đang dùng không có cụm từ Natural fragrance hay essential oil mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì bạn nên chú ý khi sử dụng nó và không nên dùng thường xuyên và hàng ngày nhé.
Fragrance tự nhiên có hương thơm của các loại thực vật và hoa như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương v.v được Hiệp hội nước hoa quốc tế IFRA định nghĩa theo tiêu chuẩn Iso 9235 là được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất vật lý thuần túy. Vì vậy, nước hoa có thành phần tự nhiên thường dễ bay hơi vì không có sự tác động từ chất hóa học. Loại nước hoa này được ưa chuộng bởi nó không có hóa chất tổng hợp, an toàn với làn da và sức khỏe của họ.
Fragrance là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, theo thống kê có xấp xỉ 3000 hóa chất tạo ra fragrance. Để tạo ra Natural fragrance cần kỹ thuật chiết xuất tốt và giá thành lại đắt đỏ thì các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế. Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế đó chính là sử dụng fragrance để sản xuất nước hoa nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng.
Câu hỏi đặt ra là Fragrance có gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không? Nhiều người vẫn đang thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Fragrance được chia ra làm Natural fragrance và fragrance.
Fragrance tự nhiên có các thành phần đến từ thiên nhiên không có độc và gây hại đến sức khỏe. Còn fragrance lại chứa hàm lượng chất hóa học tổng hợp cao. Các nhà sản xuất nói nước hoa của họ an toàn thì fragrance vẫn gây ra một số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thậm chí nó ảnh hưởng cả những người xung quanh như viêm mũi dị ứng, suy hô hấp, hoặc khiến những người có bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Một số ít người tiếp xúc với mùi hương từ fragrance cũng có thể bị choáng váng, đau đầu. Trong một số nghiên cứu của tác giả Kate còn chỉ ra có một số trường hợp fragrance còn gây ra ung thư hoặc ngộ độc thần kinh.
Grenville trong The Case Againts Frag Frag nêu, những người đau đầu dị ứng hay phát ban bởi nước hoa chiếm một phần ba. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu chiếm nhiều nguyên nhân là do sử dụng nước hoa. Điều đó giải thích vì sao ít nhà sản xuất nào tiết lộ và khai báo đầy đủ các thành phần trên sản phẩm nước hoa.
Điều chế sản xuất
Phương pháp sản xuất Fragrance theo hai cách Fragrance tự nhiên và Fragrance parfum.
Natural Fragrance: Được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ các thành phần lành tính, được lấy và chiết xuất từ tất cả các loại hương thơm, được chiết xuất và lấy từ một số loài hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên.
Ngoài việc lan tỏa mùi hương mà còn có tác dụng phát huy hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý do đó thành phần này có thể vô cùng an toàn đối với người dùng.
Trong một số mỹ phẩm dùng quen thuộc của chị em có Fragrance parfum: Nó có trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, chất làm mềm hay những chất làm sạch. Tuy nhiên, khác với độ lành tính của Fragrance tự nhiên, Fragrance parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu, thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau. Điều đó cho thấy, mức độ an toàn của nó đối với người dùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Cơ chế hoạt động của Fragrance
Fragrance tạo mùi thơm, át đi mùi cơ thể và tạo nên sự dễ chịu cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Fragrance được coi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì đem lại nhiều hương thơm quyến rũ.
Fragrance được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa, ngoài ra còn là thành phần có trong chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy hay thậm chí là cả đồ chơi của trẻ em. Fragrance có mặt ở rất nhiều đồ dùng sử dụng hàng ngày của chúng ta để kích thích khứu giác của người tiêu dùng.
Glucosylrutin là gì?
Glucosylrutin là bioflavonoid hòa tan trong nước, ổn định và không có mùi, được sản xuất bằng công nghệ enzym độc quyền. Nó có thể được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Khả dụng sinh học tăng lên là do khả năng hòa tan trong nước tăng lên, so với rutin có độ hòa tan kém.
Glucosylrutin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hấp thụ tia cực tím và quét gốc tự do. Nó là một thành phần lý tưởng để ngăn ngừa ảnh hưởng của da và làm chậm quá trình lão hóa.
Tên hóa học của Glucosylrutin: 4 (G) -aD-glucopyranosylrutin. Công thức hóa học: C33H40O21. Trọng lượng phân tử: 772,66.
Glucosylrutin có công thức hóa học C33H40O21
Điều chế sản xuất Glucosylrutin
Rutin (còn được gọi là rutinoside, vitamin P, v.v.) là một flavonol glycoside tồn tại rộng rãi trong thực vật (hoa và chồi cây Sophora japonica, Fagopyrum exculsum, Phaseolus angularis, v.v.). Nó có đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời và ổn định sắc tố. Tuy nhiên, do khả năng hòa tan kém nên việc sử dụng nó bị hạn chế.
Glucosylrutin còn được gọi là alpha-glucosyl-rutin, là một hợp chất được điều chế từ rutin thông qua công nghệ sinh tổng hợp độc đáo.
Cơ chế hoạt động
Glucosylrutin củng cố và bảo vệ mức độ thiol nội bào và tiềm năng màng ty thể của tế bào sừng sơ cấp và nguyên bào sợi chống lại sự suy giảm do stress oxy hóa. Glucosylrutin giảm sự suy giảm do stress oxy hóa gây ra trong tốc độ tổng hợp, bảo vệ và sửa chữa DNA.
Glucosylrutin làm giảm mức độ phosphoryl hóa tyrosine và kích hoạt ERK1/2 trong các tế bào da chính bị thách thức bởi các tác nhân gây oxy hóa (H2O2, UVA).
Glucosylrutin bảo vệ các tế bào da chính của con người chống lại cả sự giảm tổng hợp DNA và hyaluronan- do tia UV gây ra cũng như chống lại sự hình thành hydroperoxide nội bào do tia UV gây ra.
Glucosylrutin là một flavonoid tự nhiên được biến đổi để trở nên dễ hòa tan trong nước. Nó cho thấy các đặc tính chống oxy hóa và hấp thụ tia cực tím mạnh mẽ và hoạt động loại bỏ các gốc rễ đặc biệt. Alpha Glucosylrutin có thể giúp bảo vệ lớp biểu bì và hạ bì chống lại các tổn thương do tia cực tím gây ra.
Trehalose là gì?
Trehalose hay còn gọi là Mycose hoặc Tremalose, là một Disaccharide liên kết alpha tự nhiên được hình thành bởi một liên kết α, α-1,1-glucoside giữa hai đơn vị α-glucose. Năm 1832, người ta phân lập Disaccharide này từ Trehala manna được làm từ cỏ dại và đặt tên là Trehalose.
Là một loại đường tự nhiên, tương tự như đường Sucrose nhưng Trehalose ổn định và có vị ngọt nhẹ hơn, độ ngọt khoảng 45% so với đường Sucrose.
Đây là thành phần dễ dàng hòa tan trong nước. So với Sucrose, độ hòa tan của Trehalose thấp hơn ở nhiệt độ thấp nhưng cao hơn ở nhiệt độ cao, lớn hơn 80 độ C.
Trehalose có chứa Acid amin, PCA, lactates, đường, muối, urê và peptit và đều có chung công dụng ngậm nước, giúp giữ ẩm cho da.
Trong điều kiện pH thấp, thậm chí tại nhiệt độ cao, Trehalose có cấu trúc bền vững, cũng như không phản ứng hóa học với Acid amin hoặc Protein trong quá trình chế biến và bảo quản.
Đây là thành phần hóa học từ lâu đã được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực dược phẩm và là nguyên liệu phổ biến trong ngành mỹ phẩm. Trehalose có tác dụng như một chất dưỡng ẩm, bảo vệ da và chống oxy hóa trong sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân.
Ngoài ra, Trehalose còn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Năm 1994, công ty Hayashibara của Nhật Bản đã phát triển một phương pháp sản xuất hàng loạt Trehalose, một loại đường sản xuất năng lượng tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, tảo, nấm, vi khuẩn và côn trùng. Hiện Trehalose được sử dụng để kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm hoặc vắc xin. Hayashibara hy vọng Trehalose cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh chuyển hóa, tim mạch, thoái hóa thần kinh và truyền nhiễm.
Điều chế sản xuất
Những loại động vật, thực vật sản xuất Trehalose như vi khuẩn, nấm men, nấm, côn trùng, động vật không xương sống và thực vật. Trong đó, ở động vật, Trehalose được tìm thấy phổ biến ở tôm, côn trùng bao gồm châu chấu, châu chấu, bướm và ong. Ở thực vật, Trehalose hiện diện trong các hạt hướng dương, dương xỉ moonwort, cây Selaginella và tảo biển. Trong quy trình công nghiệp, Trehalose có nguồn gốc từ tinh bột ngô.

Cơ chế hoạt động
Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, Trehalose có thể làm tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy tính năng dọn dẹp các mảng bám bên trong các động mạch. Hoạt động của Trehalose là kích hoạt phân tử TFEB, sau đó đi vào nhân của đại thực bào và liên kết với DNA. Quá trình liên kết này gây tác động các gen cụ thể, tạo ra chuỗi các phản ứng dẫn đến việc tăng cường các chức năng của đại thực bào. Trehalose đang được nghiên cứu như một liệu pháp tiềm năng cho chứng xơ vữa động mạch
Alpha Arbutin là gì?
Alpha Arbutin là một dạng của Arbutin - thành phần thường thấy trong các sản phẩm dùng làm trắng da. Arbutin, về mặt hóa học arbutin, được xem là một dạng của hydroquinone (chất làm trắng da) nhưng trong phân tử arbutin lại chứa thêm glucose. Nói thêm về hydroquinone, đây là chất có khả năng giúp làm sáng da; tuy nhiên nếu chúng ta dùng nó không kiểm soát sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lớn, bao gồm việc mất màu da vĩnh viễn. Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cấm sử dụng hydroquinone.

Với Arbutin, việc làm sáng da lành tính hơn rất nhiều. Arbutin không làm hại các tế bào melanocytes tự nhiên trong cơ thể, thay vào đó nó sẽ giúp ức chế enzyme trong tế bào – vốn được biết đến là nơi sản sinh ra melanin. Nói cách khác, Arbutin có công dụng ngăn chặn hoạt động của melanin; đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến làn da như phục hồi da bị nám, tàn nhang, không đều màu. Làn da sẽ dần trắng sáng lên một cách tự nhiên, mà không bị ảnh hưởng tiêu cực nào. Điều này lý giải vì sao Arbutin, đặc biệt là Alpha Arbutin được các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ưu tiên chọn đưa vào công thức với vai trò là thành phần dưỡng trắng da.
Alpha Arbutin có thể được tìm thấy ở một số loại quả và ngũ cốc như việt quất, nam việt quất, quả dâu gấu, lúa mì, lê… Trong đó, phổ biến nhất là quả dâu gấu đã được sử dụng hàng trăm năm qua như một loại kháng sinh tự nhiên.

Alpha Arbutin được yêu thích là nhờ là sự lành tính của nó. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy chắc chắn rằng khi dùng Alpha Arbutin ở lượng lớn và lâu dài có thể làm hại da. Hầu hết nồng độ có trong mỹ phẩm được kiểm soát rất tốt, đều ở mức vừa phải, có thể phát huy tối đa công dụng mà lại an toàn. Nếu bạn muốn tìm sản phẩm trắng da phù hợp với da, không gây tác dụng phụ thì Alpha Arbutin là một lựa chọn sáng suốt.
Arbutin có hai dạng là alpha và beta. Alpha là dạng Arbutin tinh khiết nhất hiện nay nên thường có mức giá khá cao. Tuy nhiên, so với dạng beta thì alpha cho mức độ ổn định cao hơn và có tác dụng ức chế mạnh hơn. Alpha Arbutin tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, tan được trong nước nên da dễ dàng hấp thụ, độ pH dao động ở mức 3,5 – 6,5.
Điều chế sản xuất Alpha Arbutin
Alpha Arbutin là hoạt chất có nguồn gốc thực vật, thu được từ quá trình thủy phân glucoside nên có độ an toàn rất cao.

Trong tự nhiên, Alpha-Arbutin được chiết xuất từ cây Bearberry. Ngoài ra, Alpha Arbutin cũng được tìm thấy trong mầm lúa mì, da lê, trong lá của quả việt quất và nam việt quất. Tuy nhiên, việc chiết xuất arbutin từ tự nhiên không dễ dàng nên hiện tại có khá nhiều arbutin được tổng hợp từ phòng thí nghiệm.
Cơ chế hoạt động của Alpha Arbutin
Các Alpha Arbutin có cơ chế hoạt động thông qua quá trình giải phóng có kiểm soát gây ức chế quá trình oxy hóa của L-tyrosine (hoạt động monophenolase) được xúc tác bởi men tyrosinase và chống lại hoạt động liên kết trong tyrosinase.
Nhờ phân tử có thêm Glucose, Arbutin sẽ ức chế các enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào, từ đó giúp trắng da, nâng tone màu da.

So với khi sử dụng các Hydroquinone (chất làm trắng da) trực tiếp, Arbutin ít gây kích ứng hơn cũng như xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Nhờ đó, hiệu quả mang lại cũng vững chắc và không hại da hơn.
Thimerosal là gì?
Thimerosal - một hợp chất chứa thủy ngân, được dùng phổ biến với vai trò là chất bảo quản trong thuốc hay vắc xin đa liều (lọ chứa nhiều hơn một liều).
Có hai loại hợp chất thủy ngân, bao gồm ethyl thủy ngân – thuộc thành phần cấu tạo của thimerosal và methyl thủy ngân ở một số loài cá. Khi nồng độ methyl thủy ngân hấp thụ trong cơ thể chúng ta đạt đến ngưỡng nhất định sẽ có thể gây ngộ độc cho hệ thần kinh, miễn dịch, sinh sản, tim mạch, thậm chí còn là nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư, gây tử vong.

Ngược lại, khả năng gây độc của ethyl thủy ngân giảm đi rất nhiều so với methyl thủy ngân do chúng được cơ thể chúng ta đào thải nhanh hơn.
Theo các cuộc nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng chất thimerosal trong vắc xin dành cho trẻ nhỏ không gây ra/góp phần vào sự xuất hiện chứng bệnh tự kỷ. Điều này có nghĩa là không tồn tại mối liên hệ nào giữa thimerosal trong vắc xin và bệnh tự kỷ. Trên thực tế, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ vẫn tiếp tục tăng mặc dù thimerosal không còn sử dụng trong vắc xin dành cho trẻ nữa. Điều này đi ngược lại với giả thiết ban đầu càng chứng minh thimerosal không có bất kỳ liên hệ nào với chứng tự kỷ.
Được đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể con người trong thời gian ngắn nên thimerosal không có điều kiện tích tụ đến ngưỡng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Mặc dù vậy, để đề phòng tác hại có thể xảy ra, vào năm 1999 các nhà khoa học đã thống nhất loại bỏ thành phần thimerosal ra khỏi hầu hết các vắc xin dành cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn lo ngại việc trẻ có khả năng bị nhiễm độc thủy ngân ngay từ khi còn bé. Tất nhiên, các nhà khoa học sẽ cải biến lại vắc xin cho trẻ nhỏ để bảo đảm chúng vẫn giữ được mức độ an toàn, hiệu quả và tính tinh khiết như trước đây dù không còn sử dụng thimerosal (ngoại trừ một số công thức của vắc xin cúm đa liều vẫn còn chứa thành phần thimerosal).
Hiện nay, những loại vắc xin cho trẻ nhỏ từng được bảo quản bằng thimerosal đã được sản xuất thành các lọ đơn liều. Nguyên nhân là chỉ có vắc xin đa liều mới cần chất bảo quản do dễ bị nhiễm khuẩn khi nhân viên y tế dùng đầu kim rút vắc xin kéo theo khả năng mang vi sinh vật từ bên ngoài vào lọ thuốc. Với loại vắc xin đơn liều thì chất bảo quản sẽ không còn cần thiết nữa.
Hexyldecyl laurat là gì?
Hexyldecyl laurate là một hợp chất hóa học, một alkyl este thu được bằng phản ứng của 2-hexyldecanol với axit lauric.
Hexyldecyl laurate là một chất lỏng không màu.
Công thức hóa học của Hexyldecyl laurate là C28H56O2.
Công thức hóa học của Hexyldecyl laurate là C28H56O2
Điều chế sản xuất
Hexyldecyl laurate là một axit béo no mạch thẳng, trong đó một trong các nhóm metyl ở đầu cuối đã bị oxy hóa thành nhóm cacboxyl tương ứng. Nó có một vai trò như một chất chuyển hóa thực vật. Nó là một axit béo bão hòa chuỗi thẳng và một axit béo chuỗi cực dài.
Cơ chế hoạt động
Hexyldecyl laurate là sự kết hợp của hai este với kết cấu cân bằng, làm cho nó phù hợp với tất cả các ứng dụng mỹ phẩm. Nó được tạo thành từ một loại dầu có khả năng lây lan cao, có khả năng hấp thụ cao, mang lại cảm giác mềm mại ngay lập tức sau khi sử dụng, nhưng không lâu dài và một loại dầu béo ít lan tỏa hơn, cung cấp ít dầu bôi trơn tức thì hơn nhưng liên tục hơn theo thời gian.
Lauroyl Lysine là gì?

Lauroyl lysine có tên thương mại là Amihope LL. Thành phần này được phát triển cách đây vài thập kỷ bởi Ajinomoto, công ty hàng đầu thế giới về axit amin. Đặc biệt, Lauroyl lysine được chọn để ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp là vì hiệu suất, độ ổn định và độ an toàn của chất này.
Là một nguyên liệu thô, Lauroyl lysine có dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong nước hay dung môi hữu cơ nên không bị rửa trôi với nước hoặc mồ hôi.
Lauroyl lysine là một dẫn xuất axit amin có chức năng như một chất làm mềm da và dưỡng tóc, mang lại cảm giác mềm mượt. Chất này cũng góp phần vào kết cấu của sản phẩm bằng cách giúp tạo gel cho dung môi, đồng thời vẫn ổn định trong điều kiện nhiệt cao.
Trong trang điểm, Lauroyl lysine thường được sử dụng để giúp lớp nền lâu trôi hơn nhờ khả năng bám cực tốt trên da.
Điều chế sản xuất
Lauroyl lysine là một dẫn xuất của Lauric acid, có thể được điều chế bằng L-lysine và axit béo tự nhiên (dầu dừa).
Cơ chế hoạt động
Lauroyl lysine là một phân tử hữu cơ nhỏ, là kết quả của phản ứng giữa Lauric acid và một axit amin thiết yếu là Lysine. Phần Lauric acid cung cấp độ mềm và độ kết dính lý tưởng, trong khi phần Lysine biến chất này thành một tinh thể không hòa tan và ổn định.
Nylon-12 có công thức hóa học [(CH₂) CNH], được tạo ra từ các Monome-Aminolauric hoặc Laurolactam mà mỗi loại có 12 carbons nên có tên là “Nylon-12”.
Nylon-12 là một trong một số polime nylon có mặt phổ biến trong các công thức của kem dưỡng da tay, mỹ phẩm trang điểm, mascara, sơn móng tay… với công dụng chính là giúp tạo bọt, làm trắng cũng như kiểm soát độ nhớt cho sản phẩm.

Nylon-12 có dạng bột, đặc tính không mùi, màu trắng hơi vàng nhẹ, được sử dụng như một vi cầu polime (một dạng cầu nhỏ từ các tiểu đơn vị lặp lại). Nylon-12 có thể dùng thay thế cho chất Talc, mica trong sản phẩm, giúp mang lại cảm giác mềm mại tương tự nhưng không làm bít tắc lỗ chân lông của da.
Nylon-12 có tính trượt lớn, hấp thụ dầu vừa phải, rất ít khả năng gây dị ứng. Kích thước micron của Nylon-12 trung bình 6-9 micron.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Củ nghệ trắng.
Tên khác: Ngải trắng, nghệ rừng, nghệ sùi, nghệ mọi.
Tên khoa học: Curcuma aromatica Salisb, thuộc chi nghệ (Curcuma), họ gừng (Zingiberaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây nghệ trắng là một loại cây thân thảo, có chiều cao từ 20 đến 60cm, có thể cao đến 1m. Củ nghệ trắng dài, hình trụ hoặc hình trứng, bên ngoài có nhiều vảy, ruột có màu vàng nhạt và rất thơm.
Lá cây nghệ trắng hình giáo, mặt trên nhẵn và mặt dưới có lông mịn, lá dài, khoảng 30 đến 60cm, rộng khoảng 10 - 20 cm.
Hoa nghệ trắng mọc ở bên, có dạng hình nón và xếp chồng lên nhau. Mỗi cụm hoa có khoảng 3 đến 6 hoa mọc riêng lẻ. Ở gần phần gốc là vảy màu xanh nhạt, tiếp đến là vảy màu hồng hoặc tím nhạt mọc thưa. Hoa trên cùng có màu tím, mùa hoa của cây nghệ trắng nằm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.
Phân bố, thu hái, chế biến
Trên thế giới, củ nghệ trắng phân bố ở các vùng núi khí hậu nhiệt đới hoặc các vùng lân cận. Nghệ trắng còn phổ biến ở Ấn Độ, Nam Á. Tại Việt Nam, củ nghệ trắng có đến 27 loại, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Đắk Lắk, Quảng Bình, Lâm Đồng.
Củ nghệ trắng được thu hái vào mùa thu hoặc đông. Sau khi thu hái, phần rễ con sẽ được loại bỏ, củ nghệ trắng được rửa sạch, ngâm 2 đến 3 giờ cho mềm, thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của nghệ trắng là thân rễ.

Euglena Gracilis Polysaccharide là gì?
Euglena gracilis là một loại eukaryote đơn bào thuộc bộ Euglena của Euglenophyta. Polysaccharide dự trữ của Euglena gracilis là một polysaccharide dính không chứa tinh bột được liên kết bởi các liên kết β-1,3 glycosidic, thường được gọi là paramylon.
Euglena Gracilis dưới kính hiển vi
Trong điều kiện dị dưỡng, sự tích tụ Euglena gracilis paramylon (EGP) có thể đạt 50 ~ 70% trọng lượng khô của tế bào. Mặc dù EGP là một carbohydrate dự trữ trong tế bào Euglena gracilis, cấu trúc của nó khác với các polysaccharide β-1,3-glucan khác, có nhiều hoặc ít chuỗi phân nhánh, trong khi EGP là một polysaccharide tuyến tính chặt chẽ với độ kết tinh cao ở trạng thái tự nhiên. EGP đã thu hút được nhiều sự chú ý do các hoạt tính sinh học khác nhau của nó, bao gồm loại bỏ kim loại nặng, cân bằng môi trường ruột, tác dụng bảo vệ gan và tác dụng kháng virus và kích thích miễn dịch.
Điều chế sản xuất
Paramylon từ Euglena gracilis (EGP) là một polysaccharide cao phân tử bao gồm β-1,3 glucan mạch thẳng. EGP đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn, nhưng tác dụng của nó yếu do không hòa tan trong nước và độ kết tinh cao.
Cơ chế hoạt động
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng Euglena Gracilis Polysaccharide được tạo âm và kiềm hóa có thể kích thích và làm tăng đáng kể các yếu tố liên quan đến tế bào miễn dịch trong tế bào lympho ở người.
Sản phẩm liên quan









